– Đầu ghi hình có số kênh tương ứng với số camera quan sát.
– Ổ cứng HDD: Tùy theo số lượng camera, độ phân giải video và thời gian xem lại để chọn dung lượng ổ cứng phù hợp.
– Dây HDMI/ VGA và màn hình TV / màn hình máy tính nếu bạn cần xem camera tại chỗ.
– Dây cáp tín hiệu: Dùng loại cáp đồng trục lõi đối với camera analog hoặc dây mạng đối với camera IP.
– Jack cắm BNC hoặc Video Balun để nối camera Analog với đầu ghi hình. Cáp mạng để nối từ đầu ghi tới modem hoặc dùng cho hệ thống camera IP.
– Kìm, máy khoan, tuốc nơ vít, thang.
– Đinh vít, băng dính, nẹp nhựa…
– Camera có góc quan sát tốt nhất, bao quát toàn bộ khu vực và hướng đến vị trí cần quan sát
– Vị trí đặt camera không bị ngược sáng và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mưa tạt, nắng hắt (giúp camera hoạt động ổn định hơn trong thời gian dài)
– Hãy chọn những vị trí có lượng ánh sáng đồng đều tương đương với khu vực cần quan sát để chức năng hồng ngoại hoạt động đúng thời điểm.
Cuối cùng, khoan và bắt giá đỡ, gắn camera vào giá đỡ. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành bước tiếp theo: đi dây tín hiệu để nối camera vào đầu ghi hình.
Tùy từng loại camera, tùy công nghệ mà khoảng cách lắp đặt sẽ có sự thay đổi. Với các loại camera Analog công nghệ mới như HD-CVI thì khoảng cách lắp đặt có thể đạt từ 300m (đối với loại camera Full HD) và 500m (đối với loại camera HD).
– Nếu là camera analog thì sử dụng dây cáp đồng trục (cáp tín hiệu) thông qua jack BNC, kết nối từ mỗi camera về đầu ghi, hoặc sử dụng cáp video balun để chạy dây mạng duy nhất cho camera analog. Sau đó, bạn tiến hành rải cáp điện cấp nguồn cho camera, cố gắng đi chung với hệ thống cáp tín hiệu để đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Nếu là camera IP có sử dụng switch PoE thì tại mỗi vị trí lắp camera chỉ cần chạy 1 đường dây mạng từ mỗi camera tới switch PoE và từ switch PoE chỉ cần 1 đường dây mạng kết nối tới đầu ghi
– Đây là ưu điểm của camera IP bởi tính gọn nhẹ của hệ thống so với camera analog.
Lưu ý: Nên rải dây dư một chút để dự phòng cho các đoạn gấp khúc, men theo tường, tránh việc thiếu hụt dây (vì khi đó bạn sẽ phải nối dây, chất lượng tín hiệu sẽ bị ảnh hưởng).
Sau khi đấu nối nguồn bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng tay che cảm biến hồng ngoại của camera, đèn hồng ngoại sáng đỏ lên thì là camera đã được cấp nguồn.
Nếu như các bước lắp đặt camera trước đây chỉ cần làm những việc thủ công, thì bước cuối này bạn sẽ cần chút kiến thức về mạng.
Việc lắp đặt hoàn thiện hệ thống camera quan sát là một việc đơn giản nhưng đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức về mạng. Bạn hoàn toàn có thể tự lắp đặt được hệ thống camera đơn giản cho gia đình, tuy nhiên, đối với hệ thống lớn thì một yếu tố quan trọng nhất khi lắp đặt hạ tầng an ninh tổng thể là chọn đối tác có giải pháp tốt, giúp đảm bảo an toàn, tăng giá trị nhận được và tối ưu chi phí bảo trì.
Tín Thành Đạt là Nhà cung cấp và triển khai hạ tầng tích hợp (an ninh và ICT). Chúng tôi nhận tư vấn giải pháp tổng thể và triển khai hạ tầng an ninh cho các công trình lớn: biệt thự, cao ốc, nhà máy xí nghiệp. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ đáp ứng nhu cầu cao của quý khách hàng.
►Tham khảo các giải pháp an ninh khác dưới đây của Camera Tín Thành Đạt.
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!
★ CTY TNHH THƯƠNG MẠI – DICH VỤ TÍN THÀNH ĐẠT ®
★ Thiết Kế, Thi Công, Lắp Đặt Hệ Thống Camera – Mạng Máy Tính – Thiết Bị Văn Phòng
★ Hotline: 0913.449.112 – 0908.437.669
★ Email : tinthanhdat.bh@gmail.com
★ Website : www.tinthanhdat.com
★ Địa Chỉ: Số 160/22/5/7, CM Tháng 8, Kp 3, Phường Quyết Thắng, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai